Cách ngâm rượu trái ô môi kích thích tiêu hóa
➤ Trái ô môi từ lâu đã gắn liền với tâm trí tuổi thơ của biết bao người dân Việt Nam, đặt biệt là những người con miền Nam. Trái ô môi thường xuất hiện nhiều ở vùng quê bình dị, được lũ trẻ hái xuống chơi đùa và còn dùng để ăn vặt. Không chỉ vậy mà trái ô môi còn mang trong mình tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà chắc hẳn có một số bạn còn chưa biết đến.
1. Giới thiệu về cây ô môi
✠ Nhắc nhắc đến miền Tây sông nước là người ta sẽ nhắc đến trái ô môi, nơi gắn liền với tuổi thơ là ghe, xuồng, con người hiền lành chất phác và cả trái ô môi. Ở nơi đây có bạt ngàn những cây ô môi lâu năm hàng chục năm tuổi, xòe tán cho bóng mát.
✠ Cây ô môi còn được gọi với cái tên khác như Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Cây cốt khí,… Cây thường mọc hoang và còn được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam để lấy bóng mát, làm cảnh bởi vì hoa của cây ô môi có màu hồng trông rất đẹp mắt như hoa đào. Ở nước ta, cây ô môi mọc hoang và được trồng khá phổ biến ở ven đường, bờ sông, trường học,… Cây ô môi thuộc dạng cây thân gỗ to, có chiều cao từ 12 – 15m, cũng có cây cao tới 20m, vỏ thân cây nhẵn có màu nâu đen. Cây phân nhiều cành, tán rộng, mọc ngang, các cành non thường được bao phủ bởi lớp lông màu rỉ sắt, cành già thì sẽ có màu nâu đen.
✠ Lá dạng kép, có hình lông chim, thường có 8 – 12 đôi lá chét, có màu xanh. Phiến lá thon dài, thường bo tròn ở 2 đầu, mặt trên của lá được phủ bởi lớp lông mịn.
✠ Hoa màu hồng tươi, thường mọc ở nách lá đã rụng. Hoa ô môi thường mọc thành chùm buông thõng xuống.
✠ Quả ô môi có dạng hình trụ dẹt dài, vỏ cứng có màu nâu đen hơi cong như hình lưỡi liềm. Quả có khi dài tới 50 – 60cm, bên trong quả có chứa 50-60 ô, mỗi ô còn có 1 hạt nhỏ dẹt. Hạt có màu nâu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục, cứng màu vàng, quanh hạt còn có lớp cơm màu nâu đen, vị ngọt hơi chát đắng, mùi hắc.
✠ Mùa ra hoa của cây ô môi thường rơi vào tháng 2 – 3 và ra quả vào tháng 5 – 10.
✠ Phần lá, vỏ thân, hạt là những bộ phận của cây ô môi được sử dụng làm dược liệu. Nhưng người ta vẫn ưa chuộng thu hoạch trái ô môi chín để tách lấy hạt ăn hay pha nước uống hàng ngày.

2. Công dụng của trái ô môi tốt như thế nào ?
✤ Quả ô môi sau khi thu hái đem về, bỏ vỏ lấy phần cơm của hạt ngâm rượu hoặc nấu cao mềm để làm thuốc bổ.
✤ Dược liệu này còn giúp thanh nhiệt cơ thể và giảm tình trạng nóng trong rất tốt.
✤ Giúp bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon hơn, hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, kích thích tiêu hóa.
✤ Trái ô môi còn hỗ trợ điều trị đau lưng, nhức mỏi, đau nhức xương khớp, giúp gân cốt khỏe mạnh.
✤ Dược liệu này còn giúp nhuận tràng, phòng ngừa bệnh kiết lỵ, lợi tiểu.
✤ Ngoài ra, lá ô môi còn được dùng để chữa bệnh ngoài da như mẩn ngứa, hắc lào, viêm da, lở ngứa,… Sắc uống điều trị chứng đau lưng và còn dùng làm thuốc nhuận tràng.
✤ Đối với vỏ cây thì được dùng để điều trị rắn, rết hay bò cạp cắn.
3. Cách sử dụng trái ô môi (cây ô môi) như sau
✦ Cách ngâm rượu làm thuốc bổ: Lấy 1 quả ô môi tách lấy phần hạt, ngâm chung với 500ml rượu nếp (25 – 30 độ). Ngâm dược liệu trong 15 – 20 ngày là có thể dùng, rượu ngâm càng lâu thì càng tốt. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 ly nhỏ trước bữa ăn chính là được. Phương pháp này sẽ giúp bạn kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, giúp nhuận tràng hiệu quả và giảm đau nhức xương khớp.
✦ Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn: Dùng 3 – 4 quả ô môi tách ra lấy phần cơm rồi ngâm chúng cùng với 1 lít rượu trắng (trên 40 độ), ngâm rượu này trong khoảng 30 ngày là có thể dùng uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 lần, mỗi lần uống chừng 30ml. Kiên trì uống liên tục rượu thuốc này trong vòng một tuần, bài thuốc sẽ giúp kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
✦ Nhuận tràng: Lấy chừng 10g lá non và lá già của cây ô môi, rửa sạch đun nấu chung với 1.2 lít nước. Dùng nước sắc uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn. Kiên trì uống liên tục bài thuốc trong vòng 1 – 3 tháng để thuốc phát huy được hiệu quả (tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà việc điều trị có thể nhanh hay chậm).
✦ Điều trị thấp khớp, viêm khớp: Dùng 50g vỏ thân ô môi; 30g nhục quế; mỗi loại 100g gồm dây đau xương, cốt toái bổ. Đem các vị trên ngâm chung với 1 lít rượu nếp (30 – 40 độ). Ngâm rượu thuốc này trong 15 – 20 ngày là có thể dùng uống. Mỗi ngày lấy chừng 2 lần rượu thuốc uống, mỗi lần uống khoảng 30 – 60 ml.
✦ Điều trị viêm da, lở ngứa, hắc lào, lang ben: Dùng lá ô môi (lượng vừa đủ), rửa sạch, giã nát rồi dùng xát vào vùng da bị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ô môi đã giã nát ngâm với rượu trắng 40 độ theo tỷ lệ 1:1, dùng rượu ngâm này bôi lên vùng da bị bệnh vài lần mỗi ngày.
✦ Điều trị viêm da, hắc lào, nước ăn kẽ chân, tay: Hái 1 nắm lá non ô môi, rửa sạch rồi giã nát cùng với một ít muối và phèn chua, trộn đều, rồi dùng hỗn hợp này đắp ngoài vùng da bị tổn thương. Kiên trì dùng bài thuốc đắp, ngày 2 lần và liên tục trong vòng 1 tuần để bệnh được cải thiện.
***Lưu ý: Rượu ngâm trái ô môi không nên dùng cho phụ nữ đang có thai và đang cho con bú, người lớn tuổi có hệ miễn dịch kém, người đang dùng thuốc tây điều trị về bệnh dạ dày, bệnh gan…

=>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng nụ vối khô
****
- 100% hàng tuyển chọn và được sấy khô tự nhiên.
- Hoàn toàn sạch và đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ thanh toán toàn quốc, giao tận nơi.
- Giá cả bình ổn và có hậu mãi.
❥ Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về sản phẩm chữa bệnh, đẹp da, tốt cho sức khỏe này. Nếu còn điều gì thắc mắc, liên hệ với Thảo dược Thanh Bình để được giải đáp nhanh nhất nhé.
❥ Giá bán Trái Ô Môi: 120k/kg
❥ Để tìm mua các thảo dược khác như: Hà thủ ô đỏ, Bột gừng, Cao chè vằng, Bồ công anh, Tinh bột nghệ đen,…và một số loại bình ngâm rượu chính hãng, bạn có thể truy cập vào website: thaoduochcm.com, muabanbinhngamruou.com.
❥ Hoặc liên hệ qua địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TpHCM và hotline sau: 0963 665 345 – 0931 665 345 – 0945 695 345 để được tư vấn cách mua hàng.