Mộc hương và những công dụng trị bệnh

mộc hương

Mộc hương và những công dụng trị bệnh

Trong nhiều năm trở lại đây, mộc hương được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với công dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng dược liệu mộc hương.

Đặc điểm thực vật

mộc hương
mộc hương

Ngũ mộc hương, vân mộc hương, đại thông lục, xuyên mộc hương, thổ mộc hương…là tên gọi khác của mộc hương tùy theo mỗi vùng miền. Mộc hương thuộc họ Cúc ( Asteraceae).

Mộc hương là loài cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 1,5-2m, thân cây mọc thẳng, không phân cành, vỏ ngoài có màu nâu nhạt, thân cây có hình trụ rỗng.

Lá mộc hương mọc so le từ thân, dài 12-30cm, có chiều rộng 6-15cm. Mỗi phiến lá chia thành nhiều thùy không đều, 2 mặt đều có lông, mép lá có có răng cưa nhỏ lượn sóng. Càng gần phần ngọn thì lá cây càng nhỏ, phần cuống ngắn dần.

Hoa mọc thành cụm có màu lan tím, thường nở vào khoảng tháng 7-9 hằng năm.

Quả mộc hương có dạng quả bế, hơi dẹt, cong, có màu nâu nhạt, có khi có đốm màu tím. Thời điểm để cây đậu quả là vào tháng 8-10.

Rễ mộc hương có hình trụ tròn giống khúc xương khô, dài từ 5-11cm. Mặt ngoài của rễ có màu vàng nâu, nhiều rãnh, vết nhăn. Rễ mộc hương rất chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ đa phần không phẳng, méo mó. Vết bẻ ở giữa có màu vàng hoặc trắng tro.

Nguồn gốc và cách bào chế 

Dược liệu thường được trồng phổ biến ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Ở nước ta, mộc hương đã được trồng ở một số nơi như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt.

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc là rễ, thời điểm để thu hái thuốc là vào mùa đông.

Sau khi thu hái dược liệu về, đem rửa sạch, loại bỏ những phần rễ con. Rễ sau khi được làm sạch sẽ thái thành từng khúc từ 5-10cm. Sau đó đem phơi rễ mộc hương dưới bóng râm, có thể sấy với nhiệt độ thấp cho đến khi khô.

Sau khi được bào chế, mộc hương rất dễ bị mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh để ở nơi nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất mùi tự nhiên của nó.

Tác dụng chữa bệnh

  • Dược liệu có vị đắng, tính ấm, cay quy bào kinh Phế, Can, Tỳ.
  • Có mùi gỗ rõ rệt, có đặc tính khử trùng, kháng virus, chống co thắt, diệt khuẩn, tiêu hóa, hạ huyết áp…
  • Dược liệu còn được sử dụng như một chất tạo hương vị trong các đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh kẹo.
  • Dược liệu giúp trị mất ngủ, kéo dài thời gian giấc ngủ, ngoài ra những thành phần trong tinh dầu mộc hương có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Dược liệu có các hợp chất tạo mùi thơm được gọi là tecpen có thể làm giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase.
  • Dược liệu có tác dụng làm tăng tháo rỗng dạ dày đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Thử nghiệm đã được đánh giá trên bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính.
  • Dược liệu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách loại bỏ vi khuẩn, vi khuẩn và các tác nhân nhiễm trùng khác. Ngoài ra còn hữu ích với bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho mãn tính.
  • Tinh dầu mộc hương giúp làm sạch đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Hoạt chất costunolide trong dịch chiết từ mộc hương có tác dụng chống loét mạnh.
  • Theo một số nghiên cứu cho thấy mộc hương có thể hỗ trợ điều trị bệnh gan, hoạt chất helenin có táv dụng kích thích tiết mật trực tiếp rất mạnh, dùng trong những trường hợp kém gan, sung huyết, vàng da.

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả

mộc hương
mộc hương
  • Dược liệu có thể dùng với nhiều hình thức khác nhau. Có thể nhai, nuốt, sắc với nước, tán bột để uống.
  • Chữa viêm phế quản mãn tính: 100g mộc hương, 100g cây ghi trắng, 50g cây cỏ xạ hương, 50g lá tía tô đất, 50g cây long nha thảo, 30g hạt mùi. Đem tất cả sấy khô rồi tán nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sắc khoảng 30-40g thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa suy nhược cơ thể: Dùng 6g mộc hương, 8g bán hạ chế, 6g trần bì, 6g sa nhân. Đem tất cả dược liệu tán thành bột, mỗi ngày lấy 20g sắc với nước uống.
  • Chữa thiếu máu: Chuẩn bị 6g mộc hương, 15g bạch truật, 16g đẳng sâm, 12g hoàng kỳ, 12g long nhãn, 12g bạch thược, 12g đại táo, 12g thục địa, 12g kỷ tử, 8g phục linh, 8g táo nhân, 8g viễn chí, 6g đương quy. Đem tất cả sắc với 1l nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1 nửa là được.
  • Chữa đau bụng do sỏi niệu: Dùng 12g mộc hương, 20g ô thược. Đem sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 1 nửa.
  • Trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Dùng 12g mộc hương, 12g bạch thực, 12g chỉ thực, 12g mạch nha, 12g hoàng liên, 12g sơn trà, 12g trần bì, 12g thần khúc, 8g sa nhân, 8g liên kiều, 8g la bạc tử. Đem tất cả dược liệu tán nhỏ và vo thành viên. Mỗi ngày dùng 4-8g tùy vào mức độ tuổi và bệnh ở trẻ.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng dược liệu.

Người bị cao huyết áp không dùng mộc hương.

Những người dị ứng với các thực vật thuộc họ Cúc không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng cây dứa dại như thế nào

*****

  • 100% hàng tuyển chọn và đạt chuẩn chất lượng.
  • Hoàn toàn sạch và đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ thanh toán toàn quốc, giao tận nơi.
  • Giá cả bình ổn và có hậu mãi.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về sản phẩm dược liệu trị bệnh này. Nếu còn điều gì thắc mắc, liên hệ với Thảo dược Thanh Bình để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Để tìm mua các thảo dược khác như: Lá chùm ngây, ngải cứu, hoa đu đủ đực, bạch linh, xuyên tâm liên…và một số loại bình ngâm rượu chính hãng, bạn có thể truy cập vào website: thaoduochcm.com, muabanbinhngamruou.com.

Hoặc liên hệ qua địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TpHCM và hotline sau: 0963 665 345 – 0931 665 345 – 0945 695 345 để được tư vấn cách mua hàng, cách sử dụng an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *