Lá dứa thần dược của sức khỏe
Lá dứa là loại cây thường được sử dụng trong nấu ăn và cũng là một vị thuốc trong Đông y. Trong vai trò làm thuốc lá dứa được đánh giá cao là vị thuốc vàng cho sức khỏe với những lợi ích tuyệt vời. Cùng tìm hiểu về lá dứa và cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Lá dứa tốt cho sức khỏe sắc đẹp
Lá dứa còn có tên khác là lá nếp thơm, dứa thơm, thuộc họ Dứa dại ( Pandanaceae).
Dược liệu thuộc loại cây thân thảo, thân ngắn, mọc thẳng đứng, không sinh trưởng đơn lẻ mà tập hợp thành đám. Thân và các lá mọc chụm lại theo các đường gân dọc thành bụi. Phiến lá có hình lưỡi gươm dài từ 30-40cm, rộng khoảng 3-4cm, màu xanh mướt. Mặt dưới lá có màu xanh đậm hơn đôi khi phủ một lớp lông ngắn mịn và cả hai mặt không có gai.
Cây không có quả hay hoa.
Nơi phân bố và cách bào chế lá dứa
Cây thường mọc hoang ở nhiều khu vực như vườn, bờ ruộng, ven suối, phát triển mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt, có bóng râm. Dược liệu được tìm thấy nhiều ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Ở nước ta cây xuất hiện rải rác ở khắp mọi miền đất nước, nhiều hỗ gia đình cũng tiến hành trồng để khai thác, phổ biến nhất là ở miền Nam và Tây Nguyên.
Sự đặc biệt ở đây là cây không có bộ phận quả và hoa nên lá là bộ phận phát triển mạnh nhất. Đây cũng chính là bộ phận được dùng để thu hái với nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, chữa bệnh…
Lá dứa có thể thu hoạch bất cứ mùa nào trong năm, nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, không sâu bệnh. Sau khi hái về đem rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn, côn trùng bám xung quanh rồi ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
Lá dứa sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến mùi thơm hay chất lượng dược liệu. Để dùng lá dứa khô sau khi thu hái về rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ, phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn. Sau đó cho vào lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilong để tránh nấm mốc, côn trùng, bay hết mùi thơm.
Lá dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe
- Lá dứa trong y học cổ truyền được coi là một vị thuốc có tính mát, mùi thơm đặc trưng và khá dễ chịu. Khi phơi khơ hương thơm càng lan tỏa hơn, dược chất cũng được cô đọng nhiều hơn.
- Dược liệu thường được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thước chữa bệnh ho, viêm phế quản, đau nhức xuo7g khớp, trị bệnh đái tháo đường…
- Lá dứa còn được dùng để trị gàu, giảm đau nướu răng, trị hôi miệng, giúp nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả.
- Lá dứa giúp chữa bệnh tiểu đường bởi vì trong thành phần chất xơ trong lá cây thúc đẩy hệ tiêu hóa, giúp hạ đường huyết rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Trong lá dứa có chứa nhiều chất diệp lục, acid hữu cơ, chất chống oxy hóa, các hoạt chất này giúp ngăn chặn sự phá hủy thành mạch máu các gốc tự do, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Lá dứa có mùi thơm đặc trưng do đó sử dụng lá dứa giúp bạn có hơi thở thơm tho, mùi dễ chịu, đánh bật mùi hôi miệng. Dược liệu còn có khả năng cầm máu nướu răng.
- Uống nước hoặc trà lá dứa có tác dụng giảm stress, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ hệt thần kinh. Nhờ hàm lượng chất xơ, ít calo nên còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả đối với những người đang ăn kiêng.
- Có thể dùng nước lá dứa để gội đầu ủ tóc giúp trị gàu, ngăn ngừa rụng tóc, làm mượt tóc và dưỡng tóc vô cùng hiệu quả.
- Ngoài ra sử dụng lá dứa để nấu chè, gói bánh, tạo màu thực phẩm cho đồ ăn hoặc làm tăng mùi thơm, làm siro, làm kem…
Cách sử dụng lá dứa hiệu quả

Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta có những cách chế biến lá dứa theo cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nước uống nấu từ lá dứa.
- Nước lá dứa khô: Lấy 1 lượng lá dứa vừa phải, cho vào ấm cùng 2,5 lít nước. Đun sôi sau đó để nhỏ lửa sao cho còn khoảng 2 lít nước tắt bếp và để nguội. Uống thay nước lọc.
- Giúp giải cảm: Chuẩn bị lá dứa tươi hoặc khô rửa sạch. Bỏ vào nồi đun với một ít muối tinh rồi dùng để xông hơi từ 5-10 phút. Cách dùng này được dùng phổ biến ở nhiều địa phương, có thể kết hợp các dược liệu khác để giải cảm.
- Trị tiểu đường: Dùng 1-2 lá tươi hoặc khô đem rửa sạch, thái nhuyễn. Bỏ dược liệu vào ấm trà, đô thêm nước sôi rồi ủ trong 5 phút rồi tắt bếp, uống khi còn ấm. Người bệnh có thể sử dụng hằng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Trị gàu mượt tóc: Lấy 7 chiếc lá giã nát hoặc xay mịn. Đổ thêm 1 bát nước chắt lấy phần nước cốt, loại bỏ bã. Sau đó dùng nước cốt thoa lên tóc khô, ủ trong vòng 30-60 phút rồi gội lại với nước sạch. Thực hiện 1 lần/ tuần giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt, sạch gàu.
Có thể bạn quan tâm: Cách dùng lá tre trong điều trị bệnh
****
- 100% hàng tuyển chọn loại 1 và sấy khô trong môi trường khép kín.
- Hoàn toàn sạch và đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ thanh toán toàn quốc, giao tận nơi.
- Giá cả bình ổn và có hậu mãi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về sản phẩm chữa bệnh, tốt cho sức khỏe này. Nếu còn điều gì thắc mắc, liên hệ với Thảo dược Thanh Bình để được giải đáp nhanh nhất nhé.
Để tìm mua các thảo dược khác như: Đại phong tử, đạm trúc diệp, tỳ bà diệp, lá vú sữa, mộc thông, thần khúc, lá khế, cây dong riềng đỏ… và một số loại bình ngâm rượu chính hãng, bạn có thể truy cập vào website: thaoduochcm.com, muabanbinhngamruou.com.
Hoặc liên hệ qua địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TpHCM và hotline sau: 0963 665 345 – 0931 665 345 – 0945 695 345 để được tư vấn cách mua hàng.