Cây cỏ xước thảo dược mọc hoang trị bệnh đau xương
Trong dân gian cây cỏ xước là một loại dược liệu không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên bạn đã biết hết công dụng của loại cỏ này chưa? Mời các bạn cùng tìm hiểu về dược liệu này qua bài viết sau đây.
Đặc điểm thực vật cây cỏ xước

Cây cỏ xước còn có tên khác là cây bách bội, cây ngưu tất, ngưu tất nam…
Cây cỏ xước thuộc loài thực vật thân thảo, mọc hoang, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao đến 1m, thân có lông mềm.
Rễ cỏ xước dài từ 10-15cm, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ.
Lá cỏ xước hình trứng méo răng cưa kiểu lượn sóng, lá mọc đối nhau dài khoảng 7-10cm màu xanh thẫm không có lông, gân mọc tỏa ra từ gốc, lá mềm mặt dưới hơi trắng xanh nhạt hơn mặt trên.
Hoa cỏ xước khá đặc biệt, mọc giống hoa huệ, mọc thành chùm bông ở ngọn cây và kéo dài. Cả chùm bông có chiều dài 20-30cm có màu trắng xanh đục và hơi gai, xếp sát nhau như xương cá.
Quả cỏ xước là quả nang một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi đụng phải, hạt có hình trứng dài. Cây cỏ xước thường ra hoa vào mùa hè.
Khu vực phân bố thu hái và bào chế cây cỏ xước
Cây cỏ xước phân bố khắp nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Campuchia…Ở Việt Nam cây cỏ xước mọc hoang nhiều ở vùng ven sông, các vùng đất bỏ hoang, hai bên đường từ Bắc vào Nam.
Theo thời gian, tác dụng của cây cỏ xước được khám phá, nhiều địa phương đã quy hoạch trồng thành khu vực nhất định để sản xuất dược liệu, dùng trong các bài thuốc Nam.
Khi dùng cây cỏ xước trị bệnh, người ta lấy toàn bộ cây. Phần rễ được sử dụng nhiều nhất vì đây tập trung nhiều dược chất trị bệnh nhất.
Cây cỏ xước thường thu hoạch quanh năm. Toàn bộ cây sau khi thu hoạch đem về rửa sạch, cắt phần rễ, thân, lá rồi dùng tươi hoặc đem sấy khô dùng dần.
Nếu dùng tươi thì sau khi chế biến dùng liền hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Dùng khô thì sau khi chế biến bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo thoáng mát, nên bỏ trong bao nilon kín sau mỗi lần dùng để tránh dược liệu bị ẩm mốc.
Cây cỏ xước có công dụng gì trong trị bệnh?
- Theo Đông y cây cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình giúp thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm lợi tiểu, giúp lưu thông khí huyết có tác dụng chống viêm, bổ gan thận, mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh gout.
- Ở Ấn Độ người dân cũng sử dụng cây cỏ xước để chống giun sán, điều trị ho, viêm phế quản, ngạt mũi, hen suyễn, nhiễm trùng, các bệnh về da, dùng khi bị rắn cắn…
- Theo kinh nghiệm xưa ông bà ta đã dùng cỏ xước nấu nước uống để giải nhiệt, đào thải độc tố.
- Dược chất saponin trong rễ có khả năng kích thích sự co bóp cơ trơn của tử cung giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Một số chất trong cây cỏ xước có tác dụng kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol trong máu, nâng cao chức năng hoạt động của gan.
- Etanolic và dung dịch nước lá cỏ xước có khả năng chống dị ứng, làm tăng bạch cầu giúp chữa lành vết thương.
- Cây cỏ xước có khả năng giảm phù nề và viêm nhiễm thậm chí là viêm mãn tính nên thường được áp dụng để trị các bệnh về xương khớp.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây cỏ xước

- Chữa sổ mũi, viêm mũi dị ứng: Chuẩn bị 30g rễ cỏ xước, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước đun đến khi còn 100ml, uống hết trong ngày, uống khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục trong 5 ngày.
- Trị phong thấp, đau xương khớp, viêm khớp: Chuẩn bị 40g cỏ xước, 20g thổ phục linh, 30g hy thiêm, 20g cỏ mực, 12g ngải cứu, 12g ké đầu ngựa. Đem tất cả sắc với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Chữa quai bị: Dùng cây cỏ xước đem rửa sạch rồi giã nát thêm chút muối để súc miệng sau đó nuốt, lấy phần bã đắp lên vùng quai bị sưng đau, tình trạng bệnh sẽ giảm.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Dùng 20g rễ cỏ xước, 16g cỏ cú, 16g ích mẫu, 16g nghệ xanh, 30g rễ cây lá nếp gai. Đem tất cả sắc uống, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
- Trị bệnh gout: Chuẩn bị 15g lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g cây vòi voi. Tất cả đem thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống liên tụ c trong 10 ngày tình trạng bệnh sẽ đỡ, tuy nhiên người bệnh nên có chế độ ăn kiêng hợp lý.
Lưu ý:
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không sử dụng dược liệu.
Người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột khi sử dụng dược liệu có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn…
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu để kiểm soát được rủi ro cũng như tác dụng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Bán sỉ và lẻ củ tam thất bắc thanh bình ở đâu tại TPHCM?
****
- 100% thu hái và sấy khô trong môi trường khép kín.
- Hoàn toàn sạch và đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ thanh toán toàn quốc, giao tận nơi.
- Giá cả bình ổn và có hậu mãi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về sản phẩm Cây cỏ xước chữa bệnh, tốt cho sức khỏe này. Nếu còn điều gì thắc mắc, liên hệ với Thảo dược Thanh Bình để được giải đáp nhanh nhất nhé.
Để tìm mua các thảo dược khác như: Lá vú sữa, mắc khén, hạt đình lịch, măng khô, quả la hán, dây thìa canh, lá sen khô,.…và một số loại bình ngâm rượu chính hãng, bạn có thể truy cập vào website: thaoduochcm.com, muabanbinhngamruou.com.
Hoặc liên hệ qua địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TpHCM và hotline sau: 0963 665 345 – 0931 665 345 – 0945 695 345 để được tư vấn cách mua hàng.